VẸO CỔ Ở TRẺ NHỎ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

 

Posted on 21/01/2022 

 

Nội dung chính:

1. Giải phẫu cơ ức-đòn-chũm

2. Định nghĩa & phân loại.

3. Nguyên nhân gây vẹo cổ.

4. Chẩn đoán vẹo cổ.

5. Can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ.


Vẹo cổ được chia thành 2 loại chính.

  • Vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ hay xơ hóa cơ ức đòn chũm
  • Vẹo cổ không có u cơ.

 

 

Giải phẫu cơ ức-đòn-chũm.

Cơ ức - đòn - chũm chạy chếch từ dưới lên qua mặt bên của cổ. Nó là một mốc bề mặt rõ nét nhất là khi co.

Nguyên ủy : phần trên mặt trước cán ức và 1/3 trong mặt trên xương đòn.

Bám tận : mặt ngoài mỏm chũm xương thái dương , 1/2 ngoài đường gáy trên.

Thần kinh: thần kinh phụ chi phối vận động , nhánh từ ngành trước thần kinh cổ II chi phối cảm giác bản thể.

Động tác: Khi một cơ co làm nghiêng đầu về vai cùng bên, đồng thời làm xoay mặt về phía đối diện . khi Hai cơ co sẽ kéo đầu ra trước và hỗ trợ cơ dài cổ gấp cột sống cổ.

 

Định nghĩa & phân loại.

 

1. Vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ.

  • Vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ hay xơ hóa cơ ức đòn chũm/ u cơ ức đòn chũm là một trong nhưng tật về cơ quan vận động thường gặp ở trẻ dưới 2 tháng tuổi.
  • Đa số các trường hợp là bé trai và u cơ bên phải. 
  • 8% các trường hợp kèm theo trật khớp háng bẩm sinh.
  • Khối u xơ thường xuất hiện rõ nhất khoảng 1-2 tuần sau khi sinh.
  • Cần tập luyện vật lý trị liệu sớm (trước 1 tháng tuổi).
  • Không nên tự điêu trị tại nhà hoặc điều trị muộn : Trẻ có thể sẽ kèm theo các biến dạng (méo miệng, đầu méo, mặt lép, mắt xệ, vẹo cột sống...)
  • Phẫu thuật được chỉ định khi việc điều trị vật lý trị liệu sau 6 tháng không tiến triển và trẻ trên 3 tuổi.

 

 

2. Vẹo cổ không có u cơ.

  • Đầu trẻ nghiêng về một bên, mặt xoay về phía đối diện.
  • Tầm vận động cổ bình thường.
  • Đôi khi có kèm lép mặt, lép đầu.
  • Đa số phát hiện khi đầu trẻ đã giữ vững (trên 3 tháng tuổi)

 

Nguyên nhân gây vẹo cổ.

 

Vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ.

  • Nguyên nhân chưa rõ ràng, thường do tư thế xấu.
  • Thai bị chèn ép trong tử cung (gặp ở trẻ sinh ngôi mông, dây rốn quấn cổ, tử cung hẹp ...) dẫn đến mạch máu nuôi cơ bị chèn ép làm cho cơ ức đòn chũm bị xơ hóa.
  • Trong các trường hợp sinh khó: Mạch máu trong cơ bị đứt gây chảy máu, từ cục máu đông bị xơ hóa làm co rút nhóm cơ ức đòn chũm.

 

Vẹo cổ không có u cơ.

  • Không có u cơ ức-đòn-chũm và không co rút cơ.
  • Do tư thế trẻ nằm, ngủ...
  • Do nhiễm trùng (viêm mũi, viêm tai...Cần điều trị chống viêm nhiễm)
  • Hội chứng Grisel
  • Do biến dạng cột sống (Cần kiểm tra X-quang)
  • Do yếu cơ.
  • Vẹo cổ do dị tật ở mắt, liệt các cơ vận nhãn.

 

 

Chẩn đoán vẹo cổ.

 

Khám lâm sàng.

- Khám khối u cơ: Vị trí, kích thước, cơ co thắt (cơ ức đòn chũm, cơ thang...)

- Khám các biến dạng khác: Đầu méo, mắt xệ, mặt lép, xương chũm lồi, xường đòn và vai có nhô cao, có thể có vẹo cột sống (đối với trẻ lớn).

- Tư thế đầu khi nằm ngửa hoặc khi được bế: Có nghiêng về một bên hay không?

- Tầm vận động cột sống cổ: Tầm độ nghiêng và xoau cổ có giới hạn không? Xác định mức độ giới hạn.

- Khám các dị tật có kèm theo: Trật khớp háng, chân khoèo,...

 

 

Cận lâm sàng.

- Siêu âm cơ ức-đòn-chũm.

- X-quang cột sống cổ (nếu cần).

Tiêu chuẩn để chẩn đoán vẹo cổ do tật cơ:

  • Có khối u cơ cứng, không đau, chắc, khó di động tại vị trí của cơ ức-đòn-chũm.
  • Siêu âm: Xác định có khối u cơ ức-đòn-chũm.

Chẩn đoán phân biệt vẹo cổ do u cơ ức-đòn-chũm:

  • Hạch ở cổ do nhiễm trùng gây sưng, đau.
  • Biến dạng cột sống cổ: tật nửa đốt sống bẩm sinh
  • Vẹo cổ ở trẻ có tổn thương não, chậm phát triển hoặc do giảm trương lực cơ
  • Vẹo cổ không rõ nguyên nhân.

 

Can thiệp vật lý trị liệu cho trẻ vẹo cổ.

 

Trẻ bị vẹo cổ cần tập vật lý trị liệu càng sớm càng tốt (tốt nhất trước 1 tháng tuổi đối với trẻ mắc xơ hóa cơ ức đòn chũm) nhằm kéo giãn cơ co rút, để tránh biến dạng đầu-cổ.

Tập chậm, nhẹ nhàng, không tập khi trẻ chống đối, không hợp tác

Có thể tập 3-4 lần trong 1 ngày, tập đến khi khỏi hoàn toàn tránh tình trạng trẻ tái phát lại.

Khi trẻ điều trị mượn hoặc điều trị bảo tồn thất bại (Khối u cơ không nhỏ hơn, giới hạn tầm vận động nghiêng và xoay cổ) xem xét điều trị bằng phương pháp phẫu thuật chỉnh hình.

Mục địch vật lý trị liệu: Ngăn ngừa cơ co rút cơ ức-đòn-chũm, ngăn ngừa biến dạng, phục hồi vận động cổ.

 

 

Can thiệp vật lý trị liệu vẹo cổ bẩm sinh do tật cơ / xơ hóa cơ ức đòn chũm.

  • Kéo giãn thụ động nhẹ nhàng cơ co rút bằng động tác nghiêng và xoay.
  • Hướng dẫn gia đình các tư thế tốt trong tư thế nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, cách bế bé
  • Khi trẻ có khả năng tiếp xúc : Kích thích cho trẻ tự xoay đầu chủ động bằng tiếng động, ảnh sáng, trong mọi tư thế (sấp, ngửa, ngồi) bằng các dụng cụ như : Banh, bập bênh...

Can thiệp vật lý trị liệu vẹo cổ không có u cơ.

  • Tập khi bé thức.
  • Tập mạnh chủ động nhóm cơ cổ đối bên bằng tư thế, bằng bóng
  • Kéo giãn nhóm cơ cổ bên bị ảnh hưởng bằng tư thế, bằng tay của KTV.
  • Hướng dẫn gia đình các tư thế tốt trong vị thế nằm ngửa, nằm nghiêng, nằm sấp, cách bế trẻ.

Can thiệp phẫu thuật.

Phát hiện muộn hoặc điều trị không đúng cách: cơ sẽ bị co rút. Cần can thiệp phẫu thuật để kéo dài cơ và tiếp tục tập vật lý trị liệu sau mổ để duy trì độ dài cơ (Áp dụng 36h sau khi mổ).

Tập vận động chủ động trợ giúp để lấy lại tầm vận động trong mọi tư thế (nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng).

Tiếp đến tập vận động chủ động đề kháng nhẹ và không gây đau. Giữ đầu thẳng trong các tư thế 

Luôn theo dõi để tránh co rút tái phát.

Thời điển phẫu thuật: Tùy vào chỉ định của bác sĩ chỉnh hình (thường là sau 3 tuổi là thời gian thích hợp).

 

Nếu con bạn có các biểu hiện và các triệu chứng vẹo cổ nghiêng đầu bất thường hãy cho trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nhi để tiến hành điều trị vật lý trị liệu sớm nhất có thể. Hoặc liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và cách điều trị vẹo cổ cho trẻ: Hotline: 0359 658 801.

 

 

Tin liên quan