BỆNH BẠI NÃO / CEREBRAL PALSY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 

Posted on 20/01/2022 

 

Nội dung chính:

1. Bại não / cerebral palsy là gì?

2. Nguyên nhân nào gây bại não / cerebral palsy.

3. Các thể bại não / cerebral palsy.

4. Chẩn đoán bại não / cerebral palsy.

5. Bại não / cerebral palsy điều trị như thế nào?


Bại não (CP) là một tình trạng thần kinh do tổn thương não và nó gây ra những khiếm khuyết về vận động và nhận thức phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bại não gây ra nhiều loại khuyết tật từ nhẹ đến nặng, nếu con bạn được chẩn đoán bị bại não, bạn cần biết những gì? trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát về bại não.

 

Bại não / cerebral palsy là gì?

 

Định nghĩa

Bại não là tổn thương não không tiến triển gây nên bởi các yếu tố nguy cơ xảy ra ở giai đoạn trước, trong và sau sinh đến 5 tuổi. Bại não biểu hiện chủ yếu bằng các rối loạn về vận động và có thể có các rối đi kèm khác về trí tuệ, giác quan và hành vi của trẻ.

Một số vấn đề mà trẻ bại não có thể gặp phải bao gồm:

  • Khiếm khuyết vận động đi lại
  • Nói khó
  • Suy giảm nhận thức 
  • Giảm thính lực hoặc thị lực
  • Động kinh
  • Những rối loạn về cảm xúc và hành vi
  • Dị tật cột sống
  • Các vấn đề về khớp

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị về bại não như: Châm cứu bấm huyệt, ghép tế bào gốc, oxy cao áp... Tuy nhiên phương pháp được cho là mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất là tập luyện phục hồi chức năng.

 

 

Nguyên nhân nào gây bại não / cerebral palsy.

 

Nguyên nhân gây chứng bại não được chia thành 4 loại:

Nguyên nhân trước khi sinh:

  • Mẹ bị nhiễm virus (rubeon, cúm, cytomegalo, toxoplasma, herpes...), dùng một số thuốc (hóa chất, nội tiết tố...), nhiễm độc (chì, thủy ngân, thạch tín...).
  • Đột biến nhiễm sắc thể ở bào thai do nhiều nguyên nhân khác nhau.
  • Bất đồng nhóm máu (RH).
  • Mẹ bị bệnh đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén.
  • Di truyền.

Nguyên nhân trong khi sinh:

  • Trẻ đẻ non.
  • Trẻ bị ngạt.
  • Đẻ khó, can thiệp sản khoa.
  • Sang chấn sản khoa.

Nguyên nhân sau khi sinh:

  • Trẻ bị sốt cao co giật.
  • trẻ bị nhiễm trùng: viêm màng não, viêm não...
  • Trẻ bị chấn thương đầu, não
  • Thiếu oxy não: do đuối nước, ngộ độc hơi...
  • Trẻ bị các bệnh như: xuất huyết não-màng não, u não.

​Không rõ nguyên nhân.

 

Các thể bại não / cerebral palsy.

 

1. Bại não thể co cứng (Spastic cerebral palsy)

Bại não thể co cứng chiếm 75% tổng số trường hợp và gây ra:

  • Mốc phát triển bị chậm để di chuyển.
  • Các chuyển động bất thường.
  • Ức chế vận động.
  • cơ cứng và co cứng
  • Khó khăn trong việc kiểm soát chuyển động của cơ
  • Khó khăn di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.

2. Bại não thể múa vờn (Dyskinetic cerebral palsy)

Bại não thể múa vớn liên quan đến sự gia tăng hoạt động của cơ, có thể gây ra những vận động bất thường quá mức, vận động bình thường quá mức hoặc kết hợp cả 2 . Bại não thể múa vờn đặc trưng bởi các bất thường về trương lực cơ và biểu hiện các rối loạn vận dộng khác bao gồm loạn trương lực , múa vờn, múa giật.

 

 

3. Bại não thể thất điều (Ataxic cerebral palsy)

Bại não thể được đặc trung bởi các chuyển động run rẩy và ảnh hưởng đến sự điều hợp thăng bằng của người bệnh. Đây là thể bại não ít gặp.

 

4. Các thể bại não ít gặp

Ngoài ra trẻ còn có thể bị mắc bại não ở các thể khác như: thể nhẽo, thể phối hợp…với tỉ lệ thấp hơn.

Làm thế nào để biết con tôi có bị bại não hay không?

Một số dấu hiệu của bệnh bại não ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi là:

  • Chậm phát triển các chuyển động và kỹ năng vận động, chẳng hạn như ngẩng đầu lên, lăn qua, ngồi, bò và đi bộ.
  • Các bộ phận cơ thẻ quá cưng hoặc mềm.
  • Ưu tiên một bên của cơ thể.
  • không có khả năng đứng ngay cả khi hỗ trợ.

 

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi nếu bạn nhận thấy các triệu chứng bất thường, ngay cả khi bạn không chắc đó là do bại não. Việc phục hồi chức năng toàn diện cho trẻ bại não diễn ra sớm là rất quan trọng, sẽ giúp trẻ lớn lên sẽ hòa nhập cộng đồng tốt hơn. 

 

Chẩn đoán bại não / cerebral palsy.

 

Hiện nay không có phương pháp nào chẩn đoán chính xác về bại não. Các bác sĩ cần có thời gian và nhiều kiểm tra và qua sát để có thể chẩn đoán chính xác và loại trừ bệnh lý khác.

Ngoài ra một số phương pháp chẩn đoán xét nghiệm cận lâm sàng thường dùng nhất bao gồm:

  • Điện não đồ: Hoạt động điện não cơ bản bất thường, có các hoạt động kịch phát điển hình hoặc không điển hình, khu trú hoặc toàn thể hóa.
  • Siêu âm qua thóp: để tìm các tổn thương khu trú như chảy máu não, giãn não thất.
  • Chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: xác định một số tổn thương não.
  • Chụp  X-quang: xác định dị tật cột sống, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân kèm theo.
  • Đo thính lực, thị lực
  • Các xét nghiệm khác: CK,LDH để loại trừ bệnh cơ. T3,T4,TSH để loại trừ suy giáp.

 

 

Bại não / cerebral palsy điều trị như thế nào?

 

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc khác nhau giúp kiểm soát các cử động co cứng, co giật, giảm đau, kiểm soát các triệu chứng khác và các tình trạng liên quan:

  • Baclofen hoặc thuốc giãn cơ khác.
  • Diazepam.
  • Thuốc chống co giật.
  • Thuốc kháng cholinergic.
  • Thuốc kháng axit.
  • Thuốc làm mềm phân/ thuốc nhuận tràng.
  • Thuốc hỗ trợ giấc ngủ.

 

Phẫu thuật

Phẫu thuật là một phần của điều trị trẻ bại não. Điều trị phẫu thuật nhằm cải thiện khả năng vận động, giải phóng gân hoặc cơ, sửa chữa trật khớp háng và phẫu thuật vẹo cột sống.

 

 

Can thiệp trị liệu

Một số liệu pháp khác nhau được sử dụng cho trẻ em và sơ sinh bại não. Nhằm cải thiện các thiếu hụt về thể chất, tinh thần, xã hội và học tập. Việc can thiệp sớm các phương pháp điều trị bại não có thể làm giảm nguy cơ các bệnh lý liên quan, giúp trẻ lớn lên sẽ hòa nhập cộng đồng tốt hơn.

Các liệu pháp trị liệu phổ biến được sử dụng để can thiệp trẻ bại não là:

  • Vận động trị liệu
  • Âm ngữ trị liệu
  • Xoa bóp trị liệu

 

Mong rằng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bại não, qua đó có thêm kiến thức về cách điều trị và chăm sóc trẻ bại não đúng cách, trẻ bại não sẽ có cơ hội được hòa nhập cộng đồng, tự chăm sóc bản thân.

 

Tin liên quan